Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Khoa học chứng minh cô đơn lâu năm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ

Khoa học chứng minh cô đơn lâu năm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ - Ảnh 1.

Trạng thái cô đơn kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ các bệnh về tim mạch, đột quỵ và tử vong - Ảnh: Getty


Gần một nửa số người Mỹ cho biết luôn cảm thấy cô đơn trong phần lớn hoặc thậm chí là tất cả thời gian và điều này không chỉ ảnh hưởng đến hạnh phúc xã hội mà còn mang đến nhiều nguy cơ về sức khỏe.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa sự cô đơn và nguy cơ bệnh tật, từ bệnh tim mạch đến đột quỵ và thậm chí là tử vong.

Nghiên cứu mới nhất của Đại học Havard đã chỉ ra một cách chi tiết và khoa học cách trạng thái cô đơn tác động đến từng tế bào và nơ-ron trong não bộ con người.

Những tế bào não bị ảnh hưởng xấu bởi trạng thái đơn độc

Bác sĩ khoa tâm thần của Đại học Harvard, Tiến sĩ Charles Bullock đã giải thích trong một bài đăng về bản chất sinh học của sự cô đơn và tại sao liều thuốc duy nhất có thể chữa trị cảm giác đó là con người.

Những mối nguy hiểm sức khỏe đến từ sự cô đơn không mới. Một đánh giá các nghiên cứu được tiến hành từ năm 1988 đến nay cho thấy tỷ lệ tử vong, bệnh tật, thương tích, hút thuốc, béo phì và huyết áp ở những người cô đơn có xu hướng cao hơn so với người bình thường.

Dù thống kê cho thấy trung bình một người dùng có khoảng 338 bạn bè trên Facebook, con người ngày càng cảm thấy lạc lõng hơn. Cựu bác sĩ phẫu thuật, Tiến sĩ Vivek Murthy đã viết trên Tạp chí Doanh nghiệp Harvard: “Chúng ta sống trong thời đại công nghệ mạnh mẽ nhất trong lịch sử văn minh nhưng tỷ lệ cô đơn đã tăng gấp đôi kể từ thập niên 1980”.

Cô đơn, trên thực tế, không chỉ là một trạng thái hay cảm xúc nhất thời mà còn là một căn bệnh. Hoạt động xã hội kích thích nhiều bộ phận của não. Tương tự như cơ bắp, các vùng não cần phải hoạt động để giữ được sự linh hoạt và dẻo dai.

Tiến sĩ Bullock cho biết những người không tương tác xã hội trong thời gian dài có khả năng cao bị teo những vùng não liên quan đến sáng tạo, hoạt động thể chất và đặc tính sinh lý. Trong khi đó, các cảm giác đau đớn sẽ kéo dài lâu hơn và khó hồi phục hơn.

Cô đơn khiến hormone cơ thể bất ổn

Cortisol - hormone căng thẳng thường xuất hiện khi con người phải chiến đấu hoặc chạy trốn khỏi nguy hiểm và là chìa khóa cho nhiều quá trình sinh học phức tạp.

Nhưng cơ thể con người không thể chịu đựng căng thẳng liên tục kéo dài và lượng cortisol quá cao sẽ phá vỡ mọi quá trình trao đổi chất cơ bản.

“Thuốc giải độc” cho cortisol cao là một loại hormon khác có tên oxytocin – loại hormone đại diện cho tương tác xã hội và thậm chí cả tình yêu. Oxytocin mang đến cảm giác dễ chịu, "ấm áp" mà chúng ta có được từ việc dành thời gian với bạn bè và những người thân yêu.

Tuy nhiên, những người bị cô lập về mặt xã hội cũng thiếu hụt chất này trầm trọng, dẫn đến ức chế kéo dài. Qua nhiều nghiên cứu xã hội và sinh hóa, các nhà khoa học đã chứng minh rằng trạng thái ức chế là nguyên nhân trực tiếp của bệnh đau dạ dày, các bệnh ung thư trong bộ máy tiêu hóa và những bệnh liên quan đến tim mạch.

Liều thuốc duy nhất là con người

Trong khi nhiều người có xu hướng tận dụng thuốc bổ hoặc tới bệnh viện ngay lập tức khi nhận ra dấu hiệu xấu về thể chất, rất ít người nghĩ đến việc tìm một ai đó để chia sẻ về trạng thái của mình.

Theo Tiến sĩ Bullock, con người chính là thuốc giảm lo âu, thuốc chống trầm cảm, cũng như thuốc giảm huyết áp. Ngay cả sự hiện diện xa xôi của những người thân yêu trong các hoạt động đơn lẻ như đọc sách, xem phim một mình cũng có thể truyền cảm hứng cho não để cung cấp nhiều oxytocin hơn.

“Con người là những sinh vật xã hội. Trong quan hệ, con người hình thành nhiều trạng thái phức tạp, liên kết, từ bỏ, yêu thương và thù ghét. Nếu những kết nối đó bị phá vỡ, một cá nhân cô đơn có nguy cơ gặp phải nhiều bệnh thể chất nguy hiểm”, Tiến sĩ Bullock cho biết.

(Theo DailyMail)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thuốc nào chữa bệnh sùi mào gà?

Em bị bệnh sùi mào gà ở âm hộ, em đã điều trị bằng phương pháp đốt điện nhưng sau 4 tháng, bệnh phát triển trở lại. Xin hỏi quý báo, em có t...